Các câu hỏi cơ bản về nhân chủng học luôn đặt các
nhà khoa học vào những cuộc tranh cãi bất tận, mà ở đó, nhiều giả thuyết
được đưa ra còn câu trả lời xác đáng luôn để ngỏ. Dưới đây là 10 câu
hỏi lớn của ngành nhân chủng học.
Người hiện đại đến từ đâu?
Câu hỏi từng gây tranh cãi nhiều nhất trong quá trình tiến
hóa của con người xung quanh vấn đề: loài người hiện đại đã tiến hóa ở
đâu.
Giả thuyết về Châu Phi cho rằng, người hiện đại đã tiến hóa tại đây, rồi
sau đó di cư rộng khắp trên thế giới, thay thế quần thể hiện tại của
người tối cổ.
Giả thuyết đa vùng miền lại cho rằng, con người hiện đại phát triển trên
một khu vực rộng lớn từ người tối cổ, các quần thể này chia sẻ những
đặc điểm về gene qua quá trình giao phối giữa các thành viên của các
quần thể khác nhau, kết quả cuối cùng là con người hiện đại.
Hiện nay, thuyết về Châu Phi vẫn đứng đầu nhưng thuyết đa vùng miền vẫn chiếm sự tin tưởng của một lượng người đông đảo.
Vượn người bắt đầu xuất hiện từ đâu?
Các nhà khoa học ngày khám phá nhiều mẫu vật của loại vượn
người cổ, tổ tiên trực tiếp của loài người và các giống loài gần với
con người hiện đại nhất. Họ cố gắng tìm ra một mẫu cổ nhất, để giúp trả
lời câu hỏi cơ bản trong sự tiến hóa của con người, như tiến trình tiến
hóa và khoảng thời thời gian.
Người hiện đại từng giao phối với người Neanderthals?
Người Neanderthal sống ở khắp châu Âu vào khoảng cách đây
300.000 năm. Họ đã cố gắng thích nghi và sống sót được một thời gian sau
thời kỳ băng hà trước khi bị tuyệt chủng vào khoảng 30.000 năm trước
đây.
Đến nay, ngành nhân chủng học vẫn băn khoăn: Liệu chúng ta có phải con
lai giữa người Neanderthals và người hiện đại? Liệu chúng ta còn lại bất
kỳ gene nào từ người anh em họ đã tuyệt chủng?
Các nhà khoa học cho rằng, người Neanderthal đã tuyệt chủng, nhưng đó là
vì họ đã hòa nhập với người hiện đại. Bên cạnh giả thuyết này, còn có ý
kiến cho rằng, chính loài người đã ăn thịt người Neanderthal trong quá
trình cạnh tranh sinh tồn thưở hồng hoang.
Tại sao người hiện đại di cư khỏi Châu Phi?
Khoảng 50.000 năm trước, người hiện đại đã di cư ra khỏi
Châu Phi, lan tỏa nhanh chóng trên hầu hết các vùng đất của thế giới,
rồi định cư ở tất cả các châu lục, ngay cả những hòn đảo xa xôi nhất
Thái Bình Dương, ngoại trừ Nam Cực. Nhưng điều gì đã dẫn dắt họ rời xa
cái nôi này?
Một số nhà khoa học lý giải rằng, sự di cư này liên quan tới việc bộ não
và cơ thể phát triển, con người đủ sức đề kháng với những biến đổi của
khí hậu, tự nhiên... là tiền đề quan trọng giúp chúng ta vươn tới các
miền đất xa lạ.
Quan điểm phổ biến hơn lại cho rằng, việc di cư đơn giản là nhân loại đã
vượt qua ngưỡng về dân số ở Châu Phi và lý do đơn giản này thúc đẩy sự
thay đổi về chỗ ở của con người. Ở một số truyền thuyết cổ xưa lẫn các
tác phẩm tôn giáo đều có nhắc tới những giới hạn, gò bó về điều kiện
sống và giải pháp của vấn đề này là các thảm họa (đại hồng thủy, chiến
tranh), hoặc sự phân ly để giảm sự bùng nổ dân số.
Người Hobbit từng tồn tại?
Việc tìm thấy bộ xương “Hobbit” có vóc dáng nhỏ bé trên
hòn đảo Flores, Indonesia năm 2003, có thể là cơ sở xác định một giống
người đã tuyệt chủng, (Homon floresiensis) hay bộ xương này chỉ là ví dụ
về biến dạng của loài Homon Sapien?
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác rằng, bộ
xương đó là một trong những mắt xích tiến hóa của loài người hay chỉ là
hiện tượng biến dạng cá biệt của Homon Sapien. Số lượng mẫu tìm được quá
ít để giúp các nhà khoa học khẳng định điều này.
Sự tiến hóa của loài người đang tăng tốc?
Gần đây, một số nhà khoa học khẳng định nhân loại không
những còn tiến hóa, mà sự tiến hóa này đang thực sự tăng tốc lên đến 100
lần mức lịch sử. Tuy nhiên, sự tiến hóa đang diễn ra theo chiều hướng
tiêu cực vì con người dựa dẫm quá nhiều vào sự tiện nghi. Nhóm ủng hộ
giả thuyết này phác thảo hình ảnh con người trong tương lai: cơ bắp teo
lại, đầu to ra.
Tuy nhiên, bên cạnh giả thuyết này là ý kiến cho rằng, con người đã chạm
giới hạn tiến hóa. Điều thú vị là những người ủng hộ giả thuyết này đưa
ra nguyên nhân sự ngừng tiến hóa của con người giống với nhóm trên, đó
là do những tiện nghi bao bọc. Theo họ, thay vì rèn luyện chịu rét tốt
hơn con người mặc áo ấm, thay vì luyện tập để lặn sâu thở lâu thì con
người đeo bình khí nén... Tất cả sự lười biếng trên làm con người không
thay đổi gì.
Tại sao họ hàng gần nhất của chúng ta lại tuyệt chủng?
Khoảng 24.000 năm trước, loài Homosapiens, không phải là
loài linh trưởng thông minh duy nhất trên thế giới, mà còn những người
Neanderthal. Người Homon floresiensis từng nêu ở phần trên cũng được đề
nghị có vai trò tương tự. Tuy nhiên, tại sao người tinh khôn sống sót
cho đến trong khi các giống người trên chỉ đánh dấu sự tồn tại của họ
bằng những bộ xương được các nhà khảo cổ tìm thấy.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng tranh cãi về lý do, gồm: sự
nhiễm trùng hay sự thay đổi đột ngột điều kiện sống hoặc cả hai đã làm
họ tuyệt chủng?
Điều gì đã xảy ra với lông của chúng ta?
Con người thật nổi bật khi so sánh với các "anh em" trong họ linh trưởng đầy lông lá. Vậy lông lại biến mất?
Một gợi ý cho rằng, tổ tiên của chúng ta cần lông để giữ mát khi di
chuyển trên cỏ savan nóng bỏng của Châu Phi. Ý kiến khác cho rằng, mất
lông đã giúp chúng ta tránh khỏi ký sinh trùng và các bệnh có thể lây
lan.
Một ý tưởng không chính thống, thậm chí gợi ý con người ít lông phát
triển từ tổ tiên của chúng ta trong một thời gian ngắn thích nghi cho
một cuộc sống gắn bó nhiều với nước. Tuy nhiên, giả thuyết này bị thực
tế phản bác mạnh mẽ. Hầu hết các động vật có vú sống dưới nước thuỷ lại
có lông dày đặc.
Tại sao con người đi bộ trên hai chân?
Tại sao loài người đứng và đi bộ trên hai chân khi người
anh em linh trưởng lại đi bộ bằng bốn chân? Các nhà khoa học vẫn chưa có
lời lý giải xác đáng. Tuy nhiên, họ đưa ra nhiều lợi ích từ việc đứng
thẳng trên hai chân. Đó là: đi bộ thực sự có thể sử dụng năng lượng ít
hơn tất cả các hình thức đi bằng bốn chân; đôi bàn tay được nhấc lên
khỏi mặt đất giúp kiếm nhiều thức ăn hơn; đứng thẳng còn giúp kiểm soát
nhiệt độ vì giảm diện tích da tiếp xúc với ánh mặt trời.
Tại sao chúng ta phát triển não lớn?
Não chỉ chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể, nhưng lại
tạo ra sự khác biệt tuyệt đối giữa con người với động vật. Điều đáng
ngạc nhiên là não chỉ hoạt động với một năng suất rất khiêm tốn. Ngay cả
trường hợp "bộ não vĩ đại" của nhà khoa học Albert Einstein, cũng được
phát hiện là mới chỉ hoạt động nhiều hơn bình thường vài chục phần trăm,
trong khi đó, lại nhẹ và mỏng hơn não người bình thường. Một câu hỏi
lớn đặt ra, nếu biết cách đánh thức phần còn lại của bộ não hoạt động,
con người có thể tạo ra những thành tựu to lớn nào hơn nữa? Hy vọng này
càng được nhen nhóm khi các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu vào những
năng lực siêu nhiên xuất hiện ở một số trường hợp cá biệt.