Bí ẩn đời sống ở nơi hoang dã nhất quả đất
Trên
80% loài thực vật và hơn 90% loài động vật trú ngụ ở Madagascar không
thể tìm thấy được tại bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này. Đó là lý
do cái tên miền đất ấy thôi thúc hành động của biết bao người ham mê
khám phá.
Vượn cáo
Bí mật lớn mà ai cũng tò mò về Madagascar là làm thế
nào miền đất này lại dung dưỡng được những giống loài độc đáo đó? Một
nghiên cứu mới được đưa trên tạp chí Nature đã cung cấp những bằng chứng
mạnh mẽ đánh dấu sự trở lại của thuyết cho rằng những động vật có vú
thời cổ đại ở Madagascar đã bị cuốn đi hàng trăm kilomet dọc lục địa
Châu Phi, bám chặt vào thảm thực vật đang trôi. Và số này bao gồm hầu
hết cư dân nổi tiếng nhất của Madagascar: loài vượn cáo, một loại động
vật linh trưởng – giống như con người – nhưng khác với bất kỳ một loài
linh trưởng nào khác trên thế giới.
Mô hình điện toán khí hậu
Sử dụng những mô hình điện toán về khí hậu để khôi
phục các luồng đại dương thời cổ đại, Jason Ali từ Đại học Hong Kong và
Mathew Huber từ Đại học Perdue của Hoa Kỳ, đã chứng minh rằng trong
khoảng thời gian vượn cáo được cho là cập Madagascar (khoảng 60 triệu
năm trước), đã có những luồng chảy đưa bề mặt đại dương từ phía bắc
Mozambique về phía đông tới Madagascar, đẩy luồng đại dương về ngả ngược
lại, một sự thay đổi dần dần định vị Madagascar về phía bắc như hiện
tại.
Ali và Huber phát hiện ra là trong 3 hoặc 4 tuần mỗi thế kỷ, luồng nước về phía đông đủ mạnh để đẩy một khúc gỗ từ Mozambique tới Madagascar trong vòng một tháng. Một động vật có vú nhỏ, như vượn cáo cổ đại, hoàn toàn có thể bám chặt vào khúc gỗ đó và sống sót được trong khoảng thời gian và quãng đường dài như vậy.
Có lẽ không chắc chắn lắm, nhưng các nghiên cứu về di truyền học đã đưa ra giả thuyết rằng những công cuộc thuộc địa hóa đã đưa tất cả tổ tiên của loài động vật có vú tới Madagascar, bao gồm động vật ăn thịt/cây ăn sâu bọ, loài gặm nhấm và loài vật kinh hoàng sống thành bầy là nhím Madagascar (động vật ăn côn trùng, có mũi dài). Và trải qua mấy chục triệu năm, điều đó dĩ nhiên trở thành có thể.
Ali và Huber phát hiện ra là trong 3 hoặc 4 tuần mỗi thế kỷ, luồng nước về phía đông đủ mạnh để đẩy một khúc gỗ từ Mozambique tới Madagascar trong vòng một tháng. Một động vật có vú nhỏ, như vượn cáo cổ đại, hoàn toàn có thể bám chặt vào khúc gỗ đó và sống sót được trong khoảng thời gian và quãng đường dài như vậy.
Có lẽ không chắc chắn lắm, nhưng các nghiên cứu về di truyền học đã đưa ra giả thuyết rằng những công cuộc thuộc địa hóa đã đưa tất cả tổ tiên của loài động vật có vú tới Madagascar, bao gồm động vật ăn thịt/cây ăn sâu bọ, loài gặm nhấm và loài vật kinh hoàng sống thành bầy là nhím Madagascar (động vật ăn côn trùng, có mũi dài). Và trải qua mấy chục triệu năm, điều đó dĩ nhiên trở thành có thể.
Một bữa ăn của sư tử (ảnh trên) và loài nhím Madagascar
Bằng chứng mới này đã chống lại những thuyết khác cho
rằng các loài động vật của Madagascar đã đi tới đây theo dải đất nối
liền các lục địa. Lý thuyết khác này không giải thích tại sao những động
vật Châu Phi khác, bao gồm nhiều nhóm có thân hình to lớn như linh
dương, voi và khỉ hình người lại không đi theo cách như vậy tới
Madagascar.
Phát hiện này không chỉ giúp chúng ta hiểu được rằng đời sống hoang dã tuyệt vời của Madagascar đã được tiến hóa ra sao, mà còn cho loài người hiểu một điều nữa: sinh vật học có thể kể cho chúng ta câu chuyện về khoa địa chất của Trái đất.
Phát hiện này không chỉ giúp chúng ta hiểu được rằng đời sống hoang dã tuyệt vời của Madagascar đã được tiến hóa ra sao, mà còn cho loài người hiểu một điều nữa: sinh vật học có thể kể cho chúng ta câu chuyện về khoa địa chất của Trái đất.
Theo VietNamNet (Nature)
- Title : Bí ẩn đời sống ở nơi hoang dã nhất quả đất
- Posted by :
- Date : Thứ Ba, tháng 9 10, 2013
- Labels : Bí ẩn quanh ta