Làm ca đêm tăng nguy cơ ung thư vú
Phụ nữ làm việc ca đêm trên 30 năm tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú gấp 2 lần, theo một nghiên cứu mới đây tại Canada.
Trong các nghiên cứu trước đây, người ta đã chứng minh rằng những y tá làm việc ca đêm liên tục trong nhiều năm có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Nghiên cứu lần này tiến hành khảo sát lịch sử làm việc của 1.134 bệnh nhân ung thư vú và 1.179 người thuộc nhóm đối chứng, hoặc những phụ nữ chưa từng mắc ung thư vú tại Canada, không chỉ trong các y tá.
Kết quả cho thấy đối với những người làm việc ca đêm trên 30 năm, nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi.
Ánh sáng nhân tạo ban đêm được xem là nguyên nhân khiến tỷ lệ ung thư vú tăng cao hơn. Ảnh minh họa: myhealthnews
Nguyên nhân của điều này, theo các nhà nghiên cứu chính là vấn đề ánh sáng. Họ giả thuyết rằng sự thiếu hụt melatonin - một hormone được cho là có thể ngăn ngừa ung thư - đóng vai trò ở đây. Quá trình sản sinh melatonin bị giảm đi khi cơ thể phơi mình dưới ánh sáng. Y tá và những người có nghề nghiệp phải làm ca đêm thường tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn (cả ánh sáng ban ngày lẫn ánh sáng nhân tạo ban đêm), do vậy sự giảm sút melatonin là mạnh hơn.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hannah Bridges, tổ chức từ thiện Breakthrough Breast Cancer, đây là một trong số ít những nghiên cứu cho thấy làm việc ban đêm trong nhiều năm có thể gia tăng nguy cơ ung thư vú. "Chúng tôi chưa hoàn toàn chắc chắn làm việc theo ca liệu có phải là một yếu tố rủi ro cho ung thư vú hay không, vì thế chúng tôi sẽ kêu gọi phụ nữ không nên quá hoảng sợ", ông trấn an.
Thực ra, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc gia tăng tỷ lệ ung thư vú không chỉ liên quan đến việc thiếu hụt metalonin. Sự gián đoạn chu kỳ ngủ đã được chứng minh là gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Dựa trên bằng chứng trước đây, chúng ta cũng biết rằng những người làm việc ca đêm thường có một chế độ ăn uống nghèo nàn và ít tập thể thao thường xuyên.
Ngoài ra, những trường hợp của y tá hay các công việc bắt buộc phải làm ca đêm thường có áp lực cao. Điều này, đến lượt nó, tạo ra những phản ứng gây tổn thương sức khỏe mà cơ thể phải gánh chịu, chẳng hạn như sự giải phóng cortisol - một loại hormone gây stress, được biết đến là một tác nhân gây tử vong đối với bệnh nhân ung thư.
Để giảm nhẹ tác dụng của việc làm ca đêm, các chuyên gia khuyến cáo những người này nên thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, cũng như các xét nghiệm ung thư vú thích hợp, đặc biệt nếu có người nhà đã được chẩn đoán ung thư vú.
Trong các nghiên cứu trước đây, người ta đã chứng minh rằng những y tá làm việc ca đêm liên tục trong nhiều năm có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Nghiên cứu lần này tiến hành khảo sát lịch sử làm việc của 1.134 bệnh nhân ung thư vú và 1.179 người thuộc nhóm đối chứng, hoặc những phụ nữ chưa từng mắc ung thư vú tại Canada, không chỉ trong các y tá.
Kết quả cho thấy đối với những người làm việc ca đêm trên 30 năm, nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi.
Nguyên nhân của điều này, theo các nhà nghiên cứu chính là vấn đề ánh sáng. Họ giả thuyết rằng sự thiếu hụt melatonin - một hormone được cho là có thể ngăn ngừa ung thư - đóng vai trò ở đây. Quá trình sản sinh melatonin bị giảm đi khi cơ thể phơi mình dưới ánh sáng. Y tá và những người có nghề nghiệp phải làm ca đêm thường tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn (cả ánh sáng ban ngày lẫn ánh sáng nhân tạo ban đêm), do vậy sự giảm sút melatonin là mạnh hơn.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hannah Bridges, tổ chức từ thiện Breakthrough Breast Cancer, đây là một trong số ít những nghiên cứu cho thấy làm việc ban đêm trong nhiều năm có thể gia tăng nguy cơ ung thư vú. "Chúng tôi chưa hoàn toàn chắc chắn làm việc theo ca liệu có phải là một yếu tố rủi ro cho ung thư vú hay không, vì thế chúng tôi sẽ kêu gọi phụ nữ không nên quá hoảng sợ", ông trấn an.
Thực ra, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc gia tăng tỷ lệ ung thư vú không chỉ liên quan đến việc thiếu hụt metalonin. Sự gián đoạn chu kỳ ngủ đã được chứng minh là gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Dựa trên bằng chứng trước đây, chúng ta cũng biết rằng những người làm việc ca đêm thường có một chế độ ăn uống nghèo nàn và ít tập thể thao thường xuyên.
Ngoài ra, những trường hợp của y tá hay các công việc bắt buộc phải làm ca đêm thường có áp lực cao. Điều này, đến lượt nó, tạo ra những phản ứng gây tổn thương sức khỏe mà cơ thể phải gánh chịu, chẳng hạn như sự giải phóng cortisol - một loại hormone gây stress, được biết đến là một tác nhân gây tử vong đối với bệnh nhân ung thư.
Để giảm nhẹ tác dụng của việc làm ca đêm, các chuyên gia khuyến cáo những người này nên thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, cũng như các xét nghiệm ung thư vú thích hợp, đặc biệt nếu có người nhà đã được chẩn đoán ung thư vú.
Lê Phương (theo Care 2)
- Title : Làm ca đêm tăng nguy cơ ung thư vú
- Posted by :
- Date : Thứ Năm, tháng 9 12, 2013
- Labels : Ung thư vú