728x90 AdSpace

Latest News

Tại sao nhẫn cưới lại được đeo ở ngón áp út phía bên trái?


Chưa nói tới ý nghĩa thì nhẫn cưới hiện tại đã là một biểu tượng quyền lực thật sự. Hàng năm chỉ riêng ở Mỹ người ta đã phải tiêu tốn tới gần 20 tấn vàng để làm nhẫn cưới. Nhẫn cưới được coi là đã xuất hiện ngay từ thời Ai Cập cổ đại với các chất liệu làm bằng sừng, bằng da cùng nhiều chất liệu khác. Nhẫn cưới cũng xuất hiện ở trong văn hóa của nhiều các dân tộc khác nhau trên thế giới từ rất xa xưa.
We're Engaged!
Cho tới thời La Mã, nhẫn cưới còn được coi là một biểu tượng mang ý nghĩa sở hữu, chiếm đoạt. Khi một chiến binh La Mã trao nhẫn cho một cô gái, điều đó có nghĩa rằng cô gái đó đã thuộc quyền sở hữu của anh ta. Nhẫn cưới của người La Mã (được gọi tên là “Anulus Pronubus”) thường được làm từ kim loại, biểu trưng cho sự vững bền và sức mạnh.


Cho tới năm 860 thì nhẫn cưới mới bắt đầu được xuất hiện tại các lễ cưới trong nhà thờ của người theo đạo Thiên Chúa. Tuy vậy, vào thời này nhẫn cưới cũng không được quá coi trọng trong các nghi lễ và cha cố thường chỉ đơn giản coi chúng là biểu tượng về sự hợp nhất của hai con tim.
Trong nhiều thời kỳ khác nhau, các ngón tay đeo nhẫn cũng thay đổi. Ngón trỏ, ngón giữa và thậm chí là cả ngón cái cũng đã từng được đeo nhẫn cưới. Theo phong tục của người La Mã, nhẫn cưới được đeo vào ngón trỏ phía bên tay trái vì người La Mã quan niệm rằng ở đây có một mạch máu dẫn thẳng tới tim và họ gọi đó là mạch máu tình yêu, “Vena Amoris” (dịch sang tiếng Anh là Vein of Love). Tuy vậy, các bác sỹ hiện đại phủ nhận chuyện này và cho rằng đây chỉ là một chuyện tưởng tượng mà thôi.
Nhẫn cưới ngày nay thường được làm bằng vàng, có thể gắn kim cương. Chiếc nhẫn với hình tròn biểu tượng cho tình yêu không bao giờ kết thúc. Mặt trong của nhẫn thường có đục một vòng tròn nhỏ ở trung tâm để thể hiện cho cánh cửa đi vào của tình yêu. Thế nhưng, lý do tại sao nhẫn cưới lại được đeo vào ngón áp út phía bên trái thì vẫn không ai biết tại sao. Đơn giản, có khi đó là một trong hai ngón ít liên quan tới tay thuận (tay phải) nhất trong quá trình lao động thông thường và ngón út thì lại quá bé để đeo nhẫn. Trên thực tế, cho tới bây giờ ở các nước châu Âu như Na Uy, Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Đức, Bồ Đào Nha … thì nhẫn cưới vẫn được đeo ở ngón trỏ bên tay phải chứ không phải ngón áp út bên tay trái.
Bài viết mới cùng chuyên mục

Flickr Images

Nguyễn Văn Hải. Tell: 09.47.97.47.07. Được tạo bởi Blogger.
10 tháng 9, 2013

Tại sao nhẫn cưới lại được đeo ở ngón áp út phía bên trái?


Chưa nói tới ý nghĩa thì nhẫn cưới hiện tại đã là một biểu tượng quyền lực thật sự. Hàng năm chỉ riêng ở Mỹ người ta đã phải tiêu tốn tới gần 20 tấn vàng để làm nhẫn cưới. Nhẫn cưới được coi là đã xuất hiện ngay từ thời Ai Cập cổ đại với các chất liệu làm bằng sừng, bằng da cùng nhiều chất liệu khác. Nhẫn cưới cũng xuất hiện ở trong văn hóa của nhiều các dân tộc khác nhau trên thế giới từ rất xa xưa.
We're Engaged!
Cho tới thời La Mã, nhẫn cưới còn được coi là một biểu tượng mang ý nghĩa sở hữu, chiếm đoạt. Khi một chiến binh La Mã trao nhẫn cho một cô gái, điều đó có nghĩa rằng cô gái đó đã thuộc quyền sở hữu của anh ta. Nhẫn cưới của người La Mã (được gọi tên là “Anulus Pronubus”) thường được làm từ kim loại, biểu trưng cho sự vững bền và sức mạnh.


Cho tới năm 860 thì nhẫn cưới mới bắt đầu được xuất hiện tại các lễ cưới trong nhà thờ của người theo đạo Thiên Chúa. Tuy vậy, vào thời này nhẫn cưới cũng không được quá coi trọng trong các nghi lễ và cha cố thường chỉ đơn giản coi chúng là biểu tượng về sự hợp nhất của hai con tim.
Trong nhiều thời kỳ khác nhau, các ngón tay đeo nhẫn cũng thay đổi. Ngón trỏ, ngón giữa và thậm chí là cả ngón cái cũng đã từng được đeo nhẫn cưới. Theo phong tục của người La Mã, nhẫn cưới được đeo vào ngón trỏ phía bên tay trái vì người La Mã quan niệm rằng ở đây có một mạch máu dẫn thẳng tới tim và họ gọi đó là mạch máu tình yêu, “Vena Amoris” (dịch sang tiếng Anh là Vein of Love). Tuy vậy, các bác sỹ hiện đại phủ nhận chuyện này và cho rằng đây chỉ là một chuyện tưởng tượng mà thôi.
Nhẫn cưới ngày nay thường được làm bằng vàng, có thể gắn kim cương. Chiếc nhẫn với hình tròn biểu tượng cho tình yêu không bao giờ kết thúc. Mặt trong của nhẫn thường có đục một vòng tròn nhỏ ở trung tâm để thể hiện cho cánh cửa đi vào của tình yêu. Thế nhưng, lý do tại sao nhẫn cưới lại được đeo vào ngón áp út phía bên trái thì vẫn không ai biết tại sao. Đơn giản, có khi đó là một trong hai ngón ít liên quan tới tay thuận (tay phải) nhất trong quá trình lao động thông thường và ngón út thì lại quá bé để đeo nhẫn. Trên thực tế, cho tới bây giờ ở các nước châu Âu như Na Uy, Hy Lạp, Nga, Ba Lan, Đức, Bồ Đào Nha … thì nhẫn cưới vẫn được đeo ở ngón trỏ bên tay phải chứ không phải ngón áp út bên tay trái.
Tại sao nhẫn cưới lại được đeo ở ngón áp út phía bên trái?
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Top